Bản gửi tạp chí NGÔN NGỮ, ngày 12.5.2012

                      Lý thuyết thanh chắn X (X- bar Theory)

GS TS Nguyễn Đức Dân

về trang chủ

Trong bài [VĐQ] viết về “X – bar Theory”  trong  ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky, tác giả   bài này  không hề trích dẫn một công trình cụ thể nào,  không dẫn nguồn gốc của khái niệm X-bar nhưng  trong “tài liệu tham khảo” chỉ nêu một công trình nổi tiếng Chomsky viết năm 1965. Điều này dẫn tới hai hiểu lầm đáng tiếc: hoặc  khái niệm X-bar mặc nhiên là của Chomsky và xuất hiện  từ 1965; hoặc  khái niệm X-bar không phải của Chomsky còn của ai thì không rõ.  Vì vậy,  trong bài này, tôi muốn được trình bày rõ khái niệm này.

1.   Ký pháp “X-bar”: lịch sử và khái niệm cơ bản

            Trong bài giảng “Remarks on nominalisation” vào năm 1967  N. Chomsky đã đưa ra khái niệm “X - bar”,  nhưng bài này chính thức in năm  1970  trong  [Jacob & Rosenbaum] . Vì vậy khi dẫn khái niệm này, người thì ghi  1967 người thì ghi 1970.

Trong mô hình ngữ pháp của N. Chomsky có các qui tắc viết lại  (rewriting rule)  A ® B – C, nghĩa là khi gặp ký hiệu A trỏ một phạm trù A nào đó chúng ta sẽ viết lại A thành chuỗi hai ký hiệu B – C. Nếu ký hiệu B lại được viết lại thành  B ® D – E chẳng hạn, thì phạm trù A được miêu tả thành chuỗi A = [D – E] – C.

Dưới dạng sơ đồ cây, cấu trúc của A được miêu tả như hình 1 dưới đây:

                        

                     Hình 1

N. Chomsky [1967] nhận xét như sau:

“Qui tắc viết lại những phạm trù này thường là:

(1)   (a) NP ® N Comp             

 (b) VP ® V Comp

 (c) AP ® A Comp  

ở đó   Comp là  bổ ngữ                                        

Qui  tắc viết lại  Comp sẽ là:

(2)   Comp ® NP, S, NP S, NP PP, PP PP, …

Cấu trúc của ba qui tắc (a) – (c)  trên đây giống nhau. Đều có phần trung tâm X kèm theo là bổ ngữ. Và phạm trù Comp (bổ ngữ) không hề có vai trò quan trọng trong phép biến đổi. Vậy thì có thể khái quát: Thay  ba qui  tắc viết lại ở (6) bằng một lược đồ duy nhất, ở đó các phạm trù từ vựng N (danh), V (động), A (tính)  được thống nhất thay bằng một biến X.  Chúng ta dùng   hiệu    để chỉ một cú đoạn mà trung tâm  là X. Có gạch ngang trên ký hiệu X nên được gọi là X – bar (thanh chắn  X).  Các qui  tắc viết lại cơ sở để đưa vào các phạm trù N, V, A  là một lược đồ qui  tắc (8):    

(3)      ® X…

Dấu ba chấm nghĩa là có những phạm trù bổ ngữ khác nhau có thể đứng vào vị trí  X. Đó là  N, V hay A. Chúng ta nói    chi phối  X.

Tương tự, cú đoạn trực tiếp chi phối   sẽ được ký  hiệu là    (thanh chắn kép, X - bar-bar,  X double bar). Vậy thì, các cú đoạn chi phối trực tiếp , ,   sẽ lần lượt ký  hiệu bằng     ,  . Để thống nhất cách ghi cho ký  hiệu mới này, chúng ta gọi cú đoạn gắn kết với  , ,   trong cấu trúc , ,  là “thành phần đặc thù” (specifier) của chúng. Thành phần đặc thù của  được ký  hiệu    (Spec, ), nghĩa là ta có qui  tắc viết lại:

  ®  (Spec, )  

Qui  tắc viết lại đầu tiên của một ngữ pháp  sẽ là:

S ®      

Từ đây  sơ đồ của thanh chắn kép  X  như hình 4:

         

                  Hình 2

(Spec, ) sẽ được phân tích thành định ngữ , (Spec, ) sẽ là những  trợ động từ (auxilary), có thể là những trạng từ thời gian, (Spec, ) là những yếu tố gắn với tính từ trong cú đoạn tính từ (như cấu trúc so sánh, very,…).

Vì lý do kỹ  thuật vẽ  hình và in ấn, để đơn giản chúng ta cũng có thể dùng ký  hiệu X’ thay cho    hiệu  , và X’’ thay cho  .

2.    Sơ đồ cây  một cú đoạn miêu tả  theo ký pháp thanh chắn X thế nào?

Quan sát 3 cú đoạn  sau:

 (1) Privatize hospitals

(2)To privatize hospitals

(3) Plans to privatize hospitals (những kế hoạch tư hữu hóa bệnh viện)

Cấu trúc của (1) là một động  ngữ (VP). Dễ thấy VP = V – N. Ở đây, V là trung tâm, cũng gọi là chính tố (head) . Và (1) là cấu trúc hướng tâm. Người ta nói cả cấu trúc này là một chiếu xạ  của động từ trung tâm privatize (tư hữu hóa).

Cấu trúc của (2) là một cú đoạn nguyên thức (infinite phrase),  ký hiệu là IP.  Khái niệm này được N. Chomsky [1981]  đưa ra năm 1981. Đây không phải là một VP, vì nó và VP  nhận những kiểu phân bố khác nhau. Dễ  thấy điều  này qua những cặp câu đúng/sai dưới đây:

(4)  (a)   They ought  [ to  privatize hospitals]

(b) *They ought  [ Æ  privatize hospitals]

(5)  (a) They should  [ Æ  privatize hospitals]

(b) * They should  [ to  privatize hospitals]

Trong cú đoạn (2)  thì to có phạm trù biến tố I, cũng  viết INFL (Inflection). Nó  là trung tâm của cú đoạn nguyên thức IP, và gắn kết với VP. Xem thêm ví dụ (14)

Dễ thấy (3) là danh ngữ chứa  (2). Danh ngữ (3) này có trung tâm là “plans”, nó có thể dùng để trả lời câu hỏi đại loại như “Họ không hài lòng về những điều gì?”

 Sơ đồ cấu trúc của (2) và (3) được phân tích  như hai hình 3 và 4 dưới đây:

 

            Hình 3                                                    Hình 4

Danh ngữ (NP) “several of John’s  proofs the theorem”   được N. Chomsky [1967]  phân tích như sau:  “proofs the theorem” là danh ngữ  trung tâm nên được ký  hiệu là . Cái đặc thù của nó là  “several of John” sẽ được ký  hiệu là (Spec, ). Trong “proofs the theorem” thì  danh từ proofs là trung tâm, nó ở dạng số nhiều, và xuất phát từ động từ prove, nên được ghi nhận là có nét nghĩa [prove, pl]. Vậy nên danh ngữ trên được phân tích đại để như hình dưới đây:

 

Sau này, người ta miêu tả lại như hình 11 và 14 những cú đoạn NP tương tự.

3.      Mở rộng

Ký pháp “thanh chắn – X”  ngay lập tức được chấp nhận rộng rãi. Nó như một  phương tiện  dùng để miêu tả ngôn ngữ. Nhiều công trình đã phân tích  cấu trúc của  những ngôn ngữ  khác nhau theo cách dùng ký pháp thanh chắn. Chúng ta minh họa và giải thích thêm những điều N. Chomsky đã viết.

Trên đây, chúng ta phân tích (1) – (3) thành những VP, IP và NP. Là cú đoạn, nhưng chúng có thể xuất hiện trong lời nói thường ngày với cương vị là  câu. Chẳng hạn, (1) - (3)  có thể lần lượt dùng để trả lời những câu hỏi sau:

(1A) Nhà nước đang có kế hoạch gì? [ Đáp:  privatize hospitals]

(2A) Mục tiêu chính của kế hoạch này là gì? [ Đáp: to privatize hospitals]

(3A) Xã hội  không đồng tình với điều gì? [ Đáp: Plans to privatize hospitals]

Ở cả ba cú đoạn (1) – (3) thì yếu tố trung tâm  đứng đầu. Bổ ngữ luôn luôn đứng bên phải nó. Đây là một đặc điểm của tiếng Anh. Và tiếng Việt cũng vậy. Điểm lưu ý là trong “to privatize hospitals” thì to là trung tâm. Điều này chứng minh được qua những cặp câu chấp nhận bổ ngữ là “to privatize hospitals” nhưng không chấp nhận bổ ngữ là  “privatize hospitals” , và ngược lại. Xem  [Radford, 1999, mục §2.5] Trong một cú đoạn, ngoài trung tâm có thể xuất hiện một thành phần đặc thù (specifier). Thế nào là  một đặc thù? Trong những cú đoạn dưới đây, phần gạch dưới là trung tâm còn phần in nghiêng là đặc thù:

(6)              (a) straigh to bed

(b) such a  pity

(c) Each teasing the other

(d) Why   are  we waiting?

(e) Government plans  to  privatize hospitals

Chúng ta thấy  phần đặc thù của những cú đoạn trên luôn luôn đứng đầu tiên. Vậy cấu trúc của (9a) – (9e) đều là “đặc thù – trung tâm – bổ ngữ. Sơ đồ của chúng đều như hình 4 trên đây.

Một ví dụ khác: cụm động từ “never eats candy” có “V = eats” là trung tâm. Và   = eats candy; Thuật ngữ liên kếttrạng ngữ never là phần đặc thù (Spec) của  . Còn  VP,  chính là .  Hình 5,  sơ đồ cấu trúc của nó,  cũng khuôn theo hình 4.

                            Hình 5

Có một khái niệm liên quan đến ký pháp thanh chắn.  Đó là sự chiếu xạ (projection).

Sơ đồ cấu trúc của danh ngữ , như (9e) “Government plans  to  privatize hospitals”,  thế nào? Danh từ “plans” có bổ ngữ là một IP (to  privatize hospitals), chúng gắn kết với nhau thành danh ngữ NP và viết là (theo ký pháp thanh chắn).  Cái đặc thù của   là danh từ “government”. Trung tâm của  là “plans”.  bao trùm “plans”. Người ta nói: “plans” đã chiếu xạ vào . Tiếp đến,  lại chiếu xạ vào  bao trùm nó. Vì vậy,   là một chiếu xạ trung gian (intermediate) của  N (plans). Ta nói , tức là (9e), là một chiếu xạ cực đại (maximal) của N (plans).  Trên đây là sự chiếu xạ của một danh từ. Cũng có sự chiếu xạ của một động từ, một tính từ, một giới từ thành động ngữ, tính ngữ, giới ngữ. Một cách khái quát, khi mở rộng một chính tố (tức là từ trung tâm) X  ta có một chiếu xạ của nó. Một chiếu xạ tối thiểu của X  là chính X. Gọi  là chiếu xạ trung gian  của X vì  còn nằm trong một chiếu xạ   của nó. Chúng ta gọi  là chiếu xạ cực đại của X vì  nó không còn mở rộng hơn nữa.

 Như vậy, trong câu “He is proud of you”  (Nó tự hào về bạn) thì tính ngữ “proud of you”    chiếu xạ cực đại của proud vì không còn tính ngữ nào bao trùm tính ngữ này nữa. Còn trong câu “He is proud” (Nó thì kiêu căng), proud vừa là chiếu xạ cực tiểu (bởi lẽ proud không là chiếu xạ của một trung tâm nào khác ngoài chính nó), vừa là chiếu xạ cực đại (bởi lẽ, proud nó không nằm trong một chiếu xạ nào khác).

Như vậy , phần trên của sơ đồ (9e)  như hình 6 dưới đây:

                   

             hình 6

Sơ đồ  cấu trúc  của một giới ngữ được miêu tả thế nào? Để miêu tả VP “never eats candy in  school”, ta nhận thấy    có giới ngữ PP (prepositional phrase). Vậy ở hình 5, mở rộng  nút   thành “ - PP”  ta sẽ được sơ đồ của nó, như hình 7:

 

                     Hình 7

Lại xét giới ngữ mở rộng trong lời đáp ở  đoạn thoại sau:

SP1: Ông A bỏ phiếu thế nào?

SP2:  (10) Against government plans   to  privatize hospitals

Cụm giới ngữ trên đây  được hình thành do gắn kết giới từ Against với danh ngữ (9e).  Vậy sơ đồ của nó (hình 8)  sẽ có đỉnh là một PP, rẽ hai nhánh P (against)  và NP =  (= 9e)

                  hình 8

Sơ đồ  cấu trúc  của một động ngữ mở rộng  miêu tả thế nào?

Chúng ta  xét động  ngữ mở rộng trong lời đáp ở  đoạn thoại sau:

SP1: Những người phản đối sẽ làm  gì?

SP2:  (11) vote against government plans   to  privatize hospitals

Động ngữ /VP ở lời đáp gồm động từ vote  gắn kết với giới ngữ /PP (10).  Sơ đồ cấu trúc của (11)  là hình (9)  có đỉnh là một VP với hai nhánh rẽ là V (vote) và PP (10)

                    Hình 9

Câu được miêu tả thế nào?

Biết cách miêu tả NP, VP, AP, PP  như đã trình bày ta dễ dàng miêu tả được sơ đồ cấu trúc của hai câu dưới đây:

(12)       The new teacher read a short book in the library

(13)         Mary read her proof of the problem

  S ®      (= N’’  V’’), nên :

ở (12),     = the new teacher = the –  = the –  new  teacher = the – adj – N

  = read  a short book – in the library  =   - PP = V – a  short book – PP

“a  short book”  là một     giống như “the new teacher”.   

Vậy câu (12) được phân tích  như hình 10 dưới đây:

                                             Hình 10

Trong câu (13) bổ ngữ  của động từ là  danh ngữ = “her proof  of  the problem”. Nó chi phối    trung tâm là  N = proof. Vậy = “her proof  of  the problem” = her – - PP.  Vậy câu (13) có sơ đồ S ® N” – V” = Mary – [ V – N”] = Mary – [ read – N”].  Sơ đồ bổ ngữ N” này được R. Van Valin [2001] phân tích   như  hình 11:

Hình 11

 

 

 

 

4. Lý thuyết thanh chắn – X hiện thời

Cấu trúc câu cũng giống như cấu trúc của cú đoạn biến tố IP (Inflection Phrase). Do vậy lý thuyết thanh chắn được khái quát hơn nữa. Chúng ta giải thích điều nàyqua những ví dụ dưới đây.

Quan sát câu đáp (14) trong đoạn thoại dưới đây:

SP1: Những người chống đối sẽ làm  gì?

SP2: (14) They will  vote against government  plans   to  privatize hospitals

Theo giả thuyết khái quát, cấu trúc của câu cũng được hình thành theo cùng một cách gắn kết giống như cấu trúc của cú đoạn. Nghĩa là trợ động từ (Aux) will đã gắn kết với VP đứng sau nó. Đại từ they  gắn kết với cụm từ vừa được tạo thành  để thành câu. Theo giả thuyết trung tâm đứng trước bổ ngữ và cái đặc thù đứng trước cùng, chúng ta sẽ chấp nhận will là trung tâm, VP là bổ ngữ và cái đặc thù là they. Nói cách khác, trợ động từ  will là trung tâm của một cú đoạn nguyên thức IP, ở đó will gắn kết với VP tạo nên chiếu xạ trực tiếp I’. Đến lượt mình I’ gắn kết với they để tạo ra IP. Đây là cú đoạn tình thái. (auxiliary phrase , còn gọi  modal phrase). Vậy cấu trúc của (14) sẽ  có sơ đồ như hình 12 dưới đây:

hình 12

Chúng ta lưu ý rằng trong hình trên,  VP chính là cú đoạn (11) có lược đồ như hình 9, ở đó giới ngữ  PP  (against government  plans  to  privatize hospitals)  có lược đồ như hình 8. Đỉnh  (= NP = plans  to  privatize hospitals)  trong hình 8,  chính là hình 3.

Nút   cũng có thể được phát triển một cách đệ quy  (recursion). Ví dụ: Cú đoạn động từ VP = “may have been calling”  sẽ được phân tích như hình 13 vì yếu tố tình thái aux là đệ quy: 

                           Hình 13

Từ đây, chúng ta thấy  sự giống nhau cơ bản giữa  hai cấu trúc cú đoạn VP và NP , tức là giữa V’’ và N’’ theo ký pháp thanh chắn X. Điều này càng rõ ràng hơn nếu ta so sánh cấu trúc của hai danh ngữ và động ngữ sau:

NP = the long proof of the theorem

VP = has quickly proved the theorem

Cấu trúc của chúng được Van Valin [2001]  thể hiện như hai hình 14 và 15:

                   Hình 14                                                     hình 15

Vậy cả hai biến N” và V” được thay thế bằng biến X và sơ đồ cấu trúc thanh chắn kép (hình 4) được khái quát như hình 16:

             

                    Hình 16

Trong sơ đồ trên, dấu ngoặc đơn nói rằng các thành phần đứng trong nó  không bắt buộc xuất hiện. Cấp độ )  có thể được mở rộng hơn nữa để bao gồm bổ ngữ hoặc phụ tố cũng như phần đệ quy – (lặp lại :recursion).  

Miêu tả câu 15 dưới đây thế nào?

(15)          The opposition  will  vote against government  plans   to  privatize hospitals

 

Đối chiếu (15) với (14), ta thấy the opposition đóng vai trò của they. the opposition là một cú đoạn định ngữ DP (Determiner  Phrase). DP ® D – N = the – opposition. Như vậy, trong toàn cục, câu (15) được tạo thành từ sự gắn kết một  thanh chắn  (will vote…)  với một DP. Như vậy, sơ đồ cấu trúc của nó là hình 17.  Hình này có được từ hình 12  bằng cách thay nhánh Pr bằng nhánh DP:

                                               Hình 17

Để minh họa cụ thể, chúng ta miêu tả chi tiết câu (16) như hình 18:

 (16)  He studies linguistics at the university

578px-Xbarst1

                                           Hình 18

 

Sơ đồ của những câu bổ ngữ

Khi mở rộng câu, chúng ta gặp loại câu mà bổ ngữ là một cụm chủ vị (theo cách gọi của giới Việt ngữ học), như:

(17)  (a) I am sure that you are right

(b) I doubt  if you can help me

(c) Paul dit que  Jean viendra

(d) Tôi tin rằng  anh Ba sẽ tới

(e) Nó nghĩ chúng tôi nên đi

Trong những câu (17) trên đây, các cụm đứng sau that, if  trong tiếng Anh (và tương tự sau que  trong  tiếng Pháp, và sau rằng , là trong tiếng Việt) được   J. Bresnan [1970] gọi là cú đoạn bổ ngữ complementizer phrase  (CP).  Vậy thì cấu trúc cú đoạn “that/if/for  CP” nhận CP là thành tố bổ ngữ  còn that/if/for  là trung tâm (mà cú pháp truyền thống gọi là liên từ).

Về loại câu này, N. Chomsky [1981], tr. 18 – 19,  viết:

“Quan sát các câu (2):

(2) (i) the students prefer for Bill to visit Paris

      (ii)  the students prefer that Bill to visit Paris

Động từ prefer có một đặc tính cố hữu là đòi hỏi một cú đoạn bổ ngữ có chủ từ là NP và vị từ là VP (Bill   visit Paris)  và một phần tử gọi là “INFL” (inflection) chỉ rõ vị trí của cái cú đoạn nguyên thức (the clause in finite or infinitival). Theo Bresnan (1970, 1972) cú đoạn  bao gồm một COMP và một mệnh đề thành phần S được phân tích  thành NP – INFL – VP. Vậy thì ở cấp độ LF (dạng thức lô gích), các câu (2) được biểu hiện như (3),

với (2i) thì COMP = for và INFL = [ – Tense],

với (2ii) thì COMP = that và INFL = [ + Tense],

(3)  The students [VP prefer [ COMP [S Bill INFL [VP  visit Paris]]]]”

J. Bresnan [1970] đã chứng minh và được các nhà ngữ pháp  tạo sinh chấp nhận rằng mọi nút S trong một cú đoạn đều có dạng S ® COMP – . 

Như vậy, sơ đồ cấu trúc của kiểu câu “that S”, như  câu (18) chẳng hạn, sẽ như hình (19):

 (18) That they will  vote against government  plans   to  privatize hospitals

         Hình 19         

Cấu trúc nguyên thức IP ở sơ đồ trên chính là hình 12, sơ đồ của câu (14)

Theo (Robert D. Van Valin, t.194), cấu trúc cú đoạn thanh chắn – X tổng quát sẽ  như hình 20:

INFL = inflection;  TNS = tense;

Lời kết: Thanh chắn X là một trong những ký pháp then chốt của ngữ pháp tạo sinh, nó cho phép miêu tả được nhiều hiện tượng cú pháp dưới cùng một hình thức. Nó được thảo luận nhiều và có những biến thể khác nhau của lý thuyết này.

Đáng chú ý là những công trình của J. Bresnan (1970); N. Horsntein (1975), E. Selkirk (1975), D. Halitzky (1975), Jackendoff (1977), M. Aronoff (1976)

Một số thuật ngữ và chữ tắt dùng trong bài

 

                                             TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1. M. Aronoff, 1976, Word Formation in Generative, Linguistic Inquiry , No1

2. J. Bresnan, 1970, “On complementizers: towards a syntactic theory of complement types”, Foundations of Language, 2;

3. N. Chomsky, 1967, Remarks on nominalisation, [trong] Reading in English Transformational Grammar, Jacob & Rosenbaum (Eds)

4. N. Chomsky, 1981, Lectures on Government and Binding, Foris Publications,

5. D. Halitzky, 1975, “Left branch S’s and NP’s  in English: a Bar Notation analysis, linguistic Analysis 1.

6. N. Horsnstein, 1975, “ S and the S’” convention, Montreal Working Papers in Linguistics

7. R. Jackendoff, 1977, - Syntax: A study of Phrase Structure, Linguistic Inquiry Monograph 2, MIT

8. R. Jacob & P. Rosenbaum (Eds), 1970, Reading in English Transformational Grammar, Blaisdell,Waltham, Mass.

9. Võ Đại Quang, Lý thuyết  thanh biến  thể phạm trù (X-Bar Theory): một công cụ hữu hiệu  trong phân tích cú pháp , Ngôn ngữ , 2.2004.

10.              A.  Radford, 1999, Syntactic Theory and the Structure of English;  A Minimalist Approach, Cambridge UP,

11. E. Selkirk, 1974, “French liaison and the X’ notation, Linguistic Inquiry  5.

12.  R. D. Van Valin, 2001, An Introduction to Syntax, Cambridge UP,